Bệnh “Gout” hay được biết tới cái tên quen thuộc “bệnh nhà giàu” là một dạng viên khớp, có thể gây ra những cơn đau dữ dội thậm chí có thể không di chuyển được. Bệnh này có thế dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu như người bệnh không phát hiện và điều trị kịp thời. Để hiểu rõ hơn bệnh gout là gì, bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây của us-ipy.org nhé.
I. Bệnh gout là gì?
Bệnh Gout hay còn có những tên gọi khác như gút, thống phong, là một dạng viên khớp rất phổ biến ở Việt Nam. Người bệnh mắc gút thường phải chịu những cơn đau dữ dội và đột ngột ở các vị trí ngón chân, ngón tay hay đầu gối. Đi kèm với những cơn đau này là hiện tượng sưng đỏ, thậm chí có thể làm cho người bệnh không đi lại được do quá đau.
Trên thực tế có khoảng 35% dân số mắc phải căn bệnh này. Trung bình cứ 100 người trưởng thành thì có đến 2-4 người bị viêm khớp. Bệnh gút được biết đến là bệnh viêm khớp do vi tinh thể và đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát lại.
II. Nguyên nhân gây ra bệnh gout
Nguyên nhân gây ra Gout là gì? Theo các nghiên cứu về sức khỏe, thông thường chỉ số Acid Uric có trong máu ở người duy trì mức cố định từ 210 – 420umol/L và 150 – 350umol/L. Chính vì thế hàm lượng Acid Uric cao thì nguy cơ mắc bệnh gout rất cao. Do đó, có 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh gout, gồm nguyên phát và thứ phát. Trong đó có tới 95% do nguyên nhân nguyên phát gây ra và phần lớn những trường hợp này xảy ra ở nam giới có độ tuổi từ 30 – 36 tuổi.
Bên cạnh đó, bệnh gout cũng có thể do yếu tố di truyền hoặc những tác động từ môi trường bên ngoài. Một số yêu tố được xác định là nguyên nhân gây ra bệnh gout như sau:
- Những người thường xuyên sử dụng rượu bia, đồ uống có cồn, chất kích thích
- Người mắc một số bệnh lý tim mạch như bạch cầu cấp, tăng huyết áp…
- Trong gia đình có người bị gout
- Sử dụng thuốc làm tăng nồng độ axit uric tỏng màu như thuốc trị cao huyết áp, thuốc lợi tiểu…
- Ngoài ra chế độ ăn có chứa nhiều Purin như tôm, gan, cua, lòng đỏ trứng,.. cũng được xem là nguyên nhân gây ra gout.
III. Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân Gout
Các triệu chứng của bệnh gout thường xảy ra vào ban đêm. Một số trường hợp bệnh gout lại không có dấu hiệu ban đầu. Các dấu hiệu và biểu hiện của bệnh gout thường xuất hiện khi người bệnh đã từng mắc gout cấp tính hoặc mãn tính. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp ở căn bệnh này, qua đó giúp bạn hiểu rõ gout là gì.
- Đau khớp dữ dội và đột ngột: Đây là triệu chứng xảy ra ở các khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối hay khuỷu tay. Ở các khớp vùng xương chậu, háng và vai thì có tần suất ít xảy ra hơn. Những cơn đau này có thể kéo dài từ 4 – 12 giờ.
- Đau âm ỉ, kéo dài, đau hơn khi đụng vào: Sau những cơn đau dữ dội, người bệnh sẽ có dấu hiệu đau âm ỉ trong một thời gian sau đó. Những cơn đau này có thể kéo dài vài ngày hoặc vài tuần, tần suất của những lần đau tiếp theo sẽ dài và đau hơn những lần trước.
- Sưng đỏ: Các khớp bị ảnh hưởng thường sẽ trở lên nóng, mềm, đỏ và sưng.
- Hầu hết những biểu hiện của bệnh gout sẽ kéo dài trong vài giờ và từ 1 – 2 ngày. Đối với các trường nặng, cơn đau có thể kéo đến vài tuần.
- Đặc biệt, nếu người đã bị bệnh gout mà không dùng thuốc điều trị thường xuyên, các triệu chứng sẽ nghiêm trọng hơn như:
- U cục Tophi: Các khối u này sẽ xuất hiện xung quanh ngón chân, ngón tay, đầu gối và tai. Nếu không được xử lý đúng cách, các khối u này sẽ ngày càng to hơn.
- Tổn thương khớp: Khớp của người bệnh sẽ bị tổn thương vĩnh viễn nếu không dùng thuốc điều trị thường xuyên.
- Sỏi thận: Nếu người bệnh không được điều trị đúng cách thì các tinh thể Acid Uric sẽ tích tụ quanh khớp và cả trong thận.
IV. Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh Gout
Hiện nay tỉ lệ mắc bệnh gout ở người trưởng thành rơi vào khoảng 1/200 người. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến tất cả mọi người, không phân biệt tuổi tác cũng như giới tính. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc sẽ cao hơn ở nhóm người nam giới từ 30 – 50 tuổi và phụ nữ sau giai đoạn mãn kinh. Bệnh này ít xảy ra ở trẻ em và người trẻ.
Các yếu tố có nguy cơ gây ra bệnh gout bao gồm:
- Chế độ ăn do có quá nhiều chất đạm và hải sản
- Uống nhiều bia rượu trong một thời gian dài
- Tuổi tác và giới tính
- Béo phì, tăng cân quá mức
- Người thân từng bị bệnh gout
- Tăng huyết áp, mới phẫu thuật
- Sử dụng một số loại thuốc làm tăng hay tích tụ Acid Uric trong cơ thể.
- Người từng mắc các bệnh như suy giảm chức năng thận, đái tháo đường, xơ vữa động mạch,…
V. Cách phòng ngừa, điều trị bệnh Gout
Những thói quen hằng ngày có thể giúp các bạn hạn chế diễn tiến của bệnh gout là gì như sau:
- Không được tự ý sử dụng thuốc mà chưa được chỉ định của bác sỹ
- Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi bệnh
- Tập thể dục, duy trì cân nặng và ăn uống hợp lý.
- Uống nhiều nước giúp đào thải các dịch dư thừa trong thận, giảm các triệu chứng viêm, sưng.
- Hạn chế stress, căng thẳng
- Ngoài ra, người bệnh cũng cần chú ý đến một số vấn đề sau:
- Người bị bệnh gout nên hạn chế các chất chứa nhiều Purin như nội tạng động vật, tôm, cua, cá,… thay vào đó có thể ăn trứng và hoa quả. Mỗi ngày chỉ nên ăn 150gr thịt.
- Không nên uống rượu bia, thường xuyên luyện tập thể thao để tránh béo phì.
- Một ngày cần phải uống từ 2 – 4 lít nước. Đặc biệt, nên tránh các loại thuốc làm tăng Acid Uric trong máu.
Ngoài ra, người bệnh gout sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc điều điều trị. Những phương pháp hỗ trợ điều trị căn bệnh này như sau:
- Điều trị nội khoa bằng cách sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm Acid Uric trong máu
- Điều trị ngoại khoa là phẫu thuật cắt bỏ nốt tophi khi bị các trường hợp như gout kèm biến chứng loét, bội nhiễm nốt tophi và nốt tophi có kích thước to làm ảnh hưởng đến quá tình vận động
- Người bệnh có thể sử dụng thuốc gút theo chỉ định của bác sỹ chuyên khoa.
Bệnh gout tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại mang những cơn đau dai dẳng làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Do đó, bạn nên khám sức khỏe định kỳ ở để phát hiện và điều trị kịp thời đặc biệt với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Hy vọng với những thông tin về bệnh gout là gì trên đây sẽ một phần nào giúp ích tới các bạn hiểu rõ hơn về bệnh này.